Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, các mẫu bệnh phẩm của người này được xét nghiệm nCoV bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kết luận người này không mắc bệnh Covid-19, hiện chờ giám định pháp y để phiên dịch xác định nguyên nhân tử vong.
Người đàn ông này tử vong đêm 28/2 tại một ngôi nhà ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Người này quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, mới thuê ngôi nhà 10 ngày nay. Chủ nhà không liên lạc được với người thuê nên tới kiểm tra, báo công an phường mở cửa vào phát hiện anh ta đã chết.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa thi thể về Bệnh viện 198.
Do người này đột tử không rõ nguyên nhân trong khi có dịch Covid-19, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của Hà Nội chỉ đạo triển khai các biện pháp chuyên môn như một ca nghi ngờ nhiễm virus corona, để chủ động phòng chống dịch, bảo vệ người dân.
Giới chức y tế tiến hành điều tra dịch tễ người đột tử để khoanh vùng giám sát và cách ly y tế với những người đã có tiếp xúc. Ngôi nhà và khu vực lân cận được khử trùng.
Tổ chức cách ly tại cơ sở y tế đối với gia đình chủ nhà và các hộ dân ở khu vực lân cận. Cách ly giám sát 20 người đã phát hiện người đột tử, bao gồm đại diện UBND phường, công an phường, nhân viên y tế, đại diện tổ dân phố...
Dữ liệu về nCoV do phòng thí nghiệm ở Thượng Hải công bố. Ảnh:
SCMP.
Nhà chức trách yêu cầu đóng cửa phòng thí nghiệm hôm 12/1 - một ngày sau khi giáo sư Zhang Yongzhen và cộng sự chia sẻ trình tự gene với các nhà khoa học trên thế giới. Việc công bố dữ liệu giúp giới nghiên cứu phát triển bộ kit xét nghiệm virus,
South China Morning Post,
28/2 đưa tin.
"Trung tâm không được giải thích về lý do đóng cửa phòng thí nghiệm để sửa chữa. Chúng tôi đã nộp 4 đơn xin phép mở cửa trở lại nhưng không nhận được hồi âm", nguồn tin giấu tên ở trung tâm cho biết. "Việc đóng cửa ảnh hưởng lớn tới các nhà khoa học và nghiên cứu của họ trong lúc cần gấp rút tìm kiếm biện pháp kiểm soát dịch bệnh do nCoV".
Nhóm của giáo sư Zhang phân lập và hoàn thành trình tự gene virus mới vào ngày 5/1, hai ngày trước khi Trung Quốc đưa ra thông báo chính thức về các ca viêm phổi lạ do virus gây ra ở Vũ Hán. Trung tâm tại Thượng Hải báo cáo phát hiện với Ủy ban Y tế Trung Quốc cùng ngày và đề xuất tiến hành các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát phù hợp ở nơi công cộng, do bệnh nhân mà các nhà nghiên cứu lấy mẫu vật có triệu chứng nghiêm trọng và virus rất giống một họ phát hiện trước đây ở loài dơi.
Ít giờ sau khi nhóm của giáo sư Zhang công bố trình tự, Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo họ sẽ chia sẻ dữ liệu với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Sau đó, cơ quan được chỉ định gửi thông tin cho WHO là Viện Vi trùng học Vũ Hán. Hôm 11/1, nhóm nghiên cứu công bố phát hiện trên trang virological.org và GenBank, kho dữ liệu mở cho phép các nhà khoa học tải, chia sẻ, sử dụng và phân tích dữ liệu. Trong vòng một tuần sau đó, vài công ty ở Trung Quốc tuyên bố họ đã phát triển bộ kit chẩn đoán virus.
Phát hiện của giáo sư Zhang và cộng sự được xuất bản hôm 3/2 trên tạp chí Nature. Nhóm nghiên cứu cho biết họ thu thập mẫu bệnh phẩm từ một bệnh nhân có triệu chứng sốt, chóng mặt, ho và nhập viện ở Vũ Hán hôm 26/12/2019. Trung tâm Thượng Hải có quan hệ hợp tác với Bệnh viện trung ương Vũ Hán. Bệnh nhân được xác định là một tiểu thương 41 tuổi ở chợ bán buôn hải sản Huanan tại Vũ Hán, nơi được cho là mắt xích quan trọng giúp virus lây lan trong giai đoạn đầu bùng phát dịch.
Phòng thí nghiệm là cơ sở an toàn sinh học cấp ba, cấp cao thứ hai và được Cơ quan đánh giá cấp phép của Trung Quốc thẩm định hàng năm vào ngày 5/1. Cơ sở cũng được giao tiến hành nghiên cứu về virus corona hôm 24/1. Hiện nay, chưa rõ lệnh đóng cửa phòng thí nghiệm có liên quan tới việc công bố trình tự gene trước cơ quan chức năng hay không. Lệnh đóng cửa được Ủy ban Y tế Thượng Hải ban hành. Cơ quan này chưa đưa ra phản hồi phiên dịch về vụ việc.
Là khách mời trong chương trình
Music Home
,
phát sóng tối 28/2, Hoàng Thùy Linh trình diễn nhiều bản hit xuyên suốt sự nghiệp, đồng thời ôn kỷ niệm với một số đồng nghiệp. Cô lựa chọn nhiều thể loại nhạc ở phần đầu, từ Dance-Pop (
Nhịp đập giấc mơ,
sáng tác: Lưu Thiên Hương), Ballad (
Cho nhau lối đi riêng
, sáng tác: Đông Nhi) đến Chill-out (
Rơi,
sáng tác: Hồ Hoài Anh).
Ca sĩ kể những năm 2010, Đông Nhi có nhiều bản hit tự viết. Hoàng Thùy Linh từng nói với bạn: "Nhi ơi, ước gì Nhi tặng Linh một bài". Không lâu sau, Đông Nhi tặng cô ca khúc
Cho nhau lối đi riêng.
Nhạc phẩm nằm trong album đầu tay mang tên
Hoàng Thùy Linh
, ra mắt năm 2010.
Nhịp đập giấc mơ
đánh dấu lần đầu Hoàng Thùy Linh hợp tác với Lưu Thiên Hương, năm 2010. Khi đó, cô mới quen nhạc sĩ qua ca sĩ Lưu Hương Giang. Bài hát mang giai điệu sôi động, giúp định hình hình ảnh Hoàng Thùy Linh gợi cảm lúc bấy giờ.
Rơi
ra đời năm 2013, là lần đầu cô thử sức với Chill-out (thể phiên dịch loại có tiết tấu chậm, êm dịu, mang đến cho người nghe cảm giác thư giãn). Qua bản phối mới của nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn, các ca khúc trở nên mới mẻ với tiết tấu nhanh, nhịp dồn dập. Giọng hát của Hoàng Thùy Linh biến hóa từ tình cảm, êm dịu đến mạnh mẽ.
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh mặc trang phục cảm hứng dân gian tham gia chương trình. Ảnh:
Truyền hình FPT.
Hoàng Thùy Linh dành thời gian kể về ca khúc
Bánh trôi nước
,
ra đời năm 2016, khi cô tham gia chương trình
Hoà âm ánh sáng:
"Lúc đó, trước đêm thi chủ đề World Music, tôi nảy ra ý tưởng muốn phổ nhạc bài thơ của Hồ Xuân Hương và được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh ủng hộ. Êkíp dành ba ngày để hoàn thiện phần nhạc, Tripple D hoà âm trong hai ngày. Chúng tôi dàn dựng phần múa trong một ngày cuối cùng để kịp trình diễn". Ca sĩ thấy may mắn vì
Bánh trôi nước
giúp cô chiến thắng chương trình, đồng thời có thêm ý tưởng theo đuổi dòng nhạc hiện đại lấy chất liệu dân gian. Bài hát là tiền đề của
album
Hoàng
ra mắt cuối năm ngoái.
Cuối đêm nhạc, ca sĩ thể hiện hai bản hit mới trong album
Hoàng
-
Duyên âm
và
Để Mị nói cho mà nghe
.
Cô hát cùng dàn bè thiếu nhi để hồi tưởng tuổi thơ được bố mẹ tạo điều kiện cho theo đuổi âm nhạc.
Để Mị nói cho mà nghe
được khoác chiếc áo mới khi nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn sử dụng nhiều nhạc cụ như saxophone, keyboard... chơi bản nhạc âm hưởng dân gian đương đại.
Nhạc sĩ Huy Tuấn - giám đốc âm nhạc của
Music Home
- nhận xét Hoàng Thùy Linh có thế mạnh là sự giao thoa, biến hóa giữa nhiều dòng nhạc. Êkíp muốn tôn lên giọng hát lôi cuốn của cô qua các bản phối tươi sáng nhưng vẫn giàu chất trữ tình. Cô được nhiều khán giả khen hát live tốt dưới phần bình luận của chương trình.
Music Home
phát sóng theo tháng do Truyền hình FPT sản xuất, ban nhạc Anh Em của nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn phụ trách nghệ thuật. Mỗi số giới thiệu một giọng hát do nhà sản xuất chọn, giới thiệu đến khán giả cái nhìn khái quát về sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ. Chương trình diễn ra trong không gian nhỏ - phòng thu Young Hit Young Beat ở Hà Nội, gồm ban nhạc và 20 khách mời, được thu, phát trực tiếp qua mạng xã hội. Năm ngoái, 14 số phát sóng thu hút hơn 25 triệu lượt xem. Thu Minh, Nguyên Thảo, Phan Mạnh Quỳnh... từng là khách mời của chương trình.
Chiều 29/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, PGS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, môi trường học đường và ký túc xá sinh viên rất dễ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người. "Sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh rất phức tạp", ông Đạt nói.
TP HCM hiện có hơn 600.000 sinh viên cao đẳng, đại học và hơn 1,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT. Riêng khối Đại học Quốc gia TP HCM có hơn 70.000 sinh viên, trong đó 50 người Trung Quốc và hơn 1.000 người Hàn Quốc. Đại học Quốc gia TP HCM đang có một khu ký túc xá với 40.000 chỗ ở tại quận Thủ Đức. "Trường sẵn sàng phối hợp nếu thành phố muốn trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch khi tình hình diễn biến phức tạp", ông Đạt nói.
Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh:
Mạnh Tùng.
Đáp lời ông Đạt, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc cho học sinh được nghỉ học hết tháng 3 luôn là quan điểm của lãnh đạo thành phố. Nhưng trước động thái Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố các khung thời gian kết thúc năm học, thi THPT quốc gia, thành phố phải tính toán lại để kịp chương trình. Đây là lý do sáng nay thành phố quyết định cho học sinh
lớp 12 phiên dịch chỉ nghỉ đến hết ngày 8/3
.
"Muốn cho lớp 12 nghỉ hết tháng 3 cũng không có thời gian để học bù nữa. Muốn nghỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lùi thời gian thi THPT quốc gia", ông Phong nói và cho hay sẽ làm việc với Đảng uỷ khối Đại học cao đẳng TP HCM để thống nhất phương án cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 như đề xuất của PGS Huỳnh Thành Đạt.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm; học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ 2/3. Kế hoạch dạy học phải đảm bảo thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6.
Đến sáng nay TP HCM cho học sinh lớp 12 (kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) nghỉ học đến hết ngày 8/3; học sinh mầm non và phổ thông từ lớp 1-11, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, kỹ năng sống nghỉ hết ngày 15/3. Học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp nghỉ hết tháng 3.
Sau ly hôn phải nhờ người tác động mạnh thì anh mới để yên cho tôi nuôi hai con. Các con là niềm vui và động lực sống cho tôi suốt thời gian khó khăn vừa qua. Tôi làm chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ, đời sống của mẹ con tôi khá tốt. Tôi có nhiều thời gian bên con, chăm lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, chuyện học hành của con tôi cũng theo sát, đôi phiên dịch lúc có phần khắt khe.
Về chồng cũ, trước đây anh làm ăn xa nên chuyện nhà cửa, con cái, công việc buôn bán đều mình tôi trông nom, sau khi thất bại anh về ở hẳn nhà, mọi chuyện vẫn do tôi gánh vác. Anh sống ỷ lại vào tài sản của gia đình nên có phần dạy con tự mãn mà không có sự cố gắng. Từ khi ly hôn, mỗi cuối tuần tôi đều tạo điều kiện cho các con được gặp ba. Anh rất thương con, đưa đón con đều đặn vào cuối tuần. Chúng tôi chia tay gần một năm rồi. Tuần vừa qua bọn trẻ được nghỉ học, thấy con buồn nên tôi chủ động soạn đồ cho con đi theo ba một vài ngày. Lúc đầu bé lớn khóc không muốn đi, tôi động viên các con đi đi, khi nào muốn về thì nói ba đưa về. Chồng cũ đã thuê nhà sống với người khác nên đưa các con về nhà nội, bà nội sống chung với gia đình chú út và một bé trai con của người chị thứ hai cũng có hoàn cảnh giống tôi.
Tôi được biết các con về sống rất vui vẻ thoải mái, được xem tivi và chơi game suốt. Ba ngày sau tôi có ý định đón con về, bé nhỏ thì bình thường, bé lớn khóc và không muốn về. Tôi nén nỗi nhớ con để các bé ở chơi thêm vì có thông báo được nghỉ thêm tuần nữa. Đến nay đã một tuần, chồng cũ nói bé lớn không muốn về, muốn sống với nội. Tôi gọi điện thoại tâm sự với con trai lớn và bé cũng xác nhận như vậy, con muốn ở với nội rồi đi học và chỉ về với mẹ cuối tuần. Tôi nghe lòng mình chới với, bao nhiêu hy vọng và niềm tin trong cuộc sống tắt lịm. Trước giờ tôi chỉ sống vì chồng con, không tụ tập bạn bè, không giao tiếp nhiều bên ngoài xã hội. Nay đã ly dị chồng, đứa con tôi thương yêu chăm sóc 10 năm nay lại nói những điều này làm tôi như chết lặng.
Chồng cũ muốn nuôi bé lớn và anh quyết tâm lắm, muốn con năm sau lên thành phố học và định hướng cho con đi học nước ngoài. Tôi cũng muốn tốt cho con, dự định khi con xong lớp 9 sẽ theo hướng của anh, giờ thì không. Hiện tại con vẫn nhỏ, hai anh em luôn yêu thương nhau, nếu mỗi người một nơi chắc bé nhỏ sẽ buồn lắm. Bé lớn học giỏi nhưng rất ham chơi, nếu không nghiêm khắc bé sẽ không có ý thức học, chỉ lo chơi thôi. Chồng cũ tôi chỉ sống cho bản thân, ít khi quan tâm con cái, lối sống không lành mạnh, tôi rất sợ ảnh hưởng đến nhận thức của con sau này.
Lòng tôi rối bời, có phải vì quá khắt khe với con nên khi sống trong môi trường thoải mái hơn con lại muốn xa mẹ? Lúc tôi muốn giành con tới cùng, lúc lại muốn giao luôn cả bé nhỏ cho con có anh có em. Tôi thực sự không biết mình phải sống như thế nào nữa. Mọi người có ai như hoàn cảnh của tôi không, làm ơn cho tôi lời khuyên.
Ngọc
Độc giả gọi vào số
09 6658 1270
để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.
Dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp nội địa lao đao, từ khối dịch vụ, thương mại tới sản xuất. Kết quả khảo sát vừa hoàn thành của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, điện tử, ôtô hay dệt may... chỉ còn đủ nguyên liệu sản xuất trong tháng 3 hoặc sang đầu tháng 4.
"Họ sẽ khó có khả năng cầm cự nếu tình hình không sáng sủa hơn vì trữ nguyên liệu cho sản xuất chỉ đủ dùng vài ba tuần tới", ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo lắng.
Ngoài thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khách, đơn hàng. Họ cũng khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ.
"Trong ngắn hạn cần có biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp. Các ngân hàng nên cơ cấu lại khoản vay, giãn thời gian trả nợ vay; hay miễn, giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn về tài chính", Chủ tịch VCCI nói.
Thậm chí ông Lộc còn đề xuất Chính phủ lập một tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý dứt điểm 25 điểm chồng chép trong pháp luật kinh doanh, đầu tư; đơn giản hoá ít nhất 20% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành.
Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2.
Ảnh: Ngọc Thành
Đồng ý cần có ngay giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước "cơn bão" Covid-19, tại cuộc họp giữa tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ với
VnExpress
, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ quan này đang rà lại các văn bản, quy định để trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ các mức miễn, giảm thuế cụ thể với các đối tượng doanh nghiệp. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa những đề xuất cụ thể sẽ được trình Chính phủ.
Nhiều Bộ, ngành khác cũng đã có phương án chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
. Trước thực tế thiếu nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử..., Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh "lệnh" cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm, cung cấp danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài.
Bộ này cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, giảm giá BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay... với các doanh nghiệp vận tải, để tháo nút thắt cho thương mại biên giới với Trung Quốc. Các hãng tàu, hãng vận tải cũng được đề nghị giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá, phí dịch vụ tại cảng cho các doanh nghiệp sản xuất, logistic.
Còn ở góc độ tiền tệ, đầu tuần này loạt ngân hàng thương mại đã lần lượt tung ra gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do Covid-19. Đây là động thái sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, miễn, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ vay cho các doanh nghiệp đến hết 31/3.
Nhưng khó khăn của doanh nghiệp lúc này, là thị trường, chứ không phải vốn hay thuế,
theo ông Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Ông cho rằng, chính sách tín dụng thời điểm này là cần hỗ trợ cơ cấu lại nợ "đúng địa chỉ", tránh quá đà, mất kiểm soát.
Không cho rằng một gói kích cầu lúc này sẽ là "liều thuốc tránh cho nền kinh tế suy giảm", Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói, "lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay".
"Người dân có lòng tin họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua của thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp tin họ sẽ tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường mới", ông nhận xét.
Ông Trần Đình Thiên nói, hỗ trợ doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điễm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải toả hết khó khăn. Về phía doanh nghiệp, nếu chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ từ Chính phủ lúc này như "chỗ dựa duy nhất thì không nên".
"Bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng chỉ là trợ lực bên ngoài, doanh nghiệp phải có lòng tin vượt qua và vượt lên khó khăn và nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là chống dịch hiệu quả để gây dựng lại lòng tin đó", ông Thiên nhấn mạnh.
Nhiều đề xuất hỗ trợ cũng được đưa ra gần đây, thậm chí có ý kiến còn cho rằng Việt Nam cần một gói kích cầu kinh tế, giống các nước đang làm và coi đây là vaccine chống suy giảm kinh tế. Nhưng "vẫn còn quá sớm nói tới một gói kích cầu lúc này", Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nói với
VnExpress
.
Theo ông Thành, trong những trường hợp này chính sách tài khoá nên được ưu tiên hơn là tiền tệ. "Cái doanh nghiệp cần, thực ra lúc nào cũng cần là thị trường. Chính phủ nên xem xét sử dụng công cụ thuế và đầu tư công nhằm hỗ trợ tổng cầu", ông nói.
Đồng tình, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV coi nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là "phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả". Các gói chính sách kinh tế hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là dự án lớn, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt theo kế hoạch. "TP HCM, phiên dịch Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, thanh, kiểm tra các dự án bất động sản để sớm quyết định cho phép triển khai hay không", ông Lực nêu quan điểm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều nay cho biết họ ghi nhận thêm 219 ca nhiễm nCoV, sau khi thông báo 594 ca mới dương tính với virus vào sáng nay. Như vậy, số ca nhiễm mới nCoV ở Hàn Quốc tăng 813 người chỉ trong một ngày, nâng tổng số người nhiễm lên 3.150.
Đây là mức tăng mạnh nhất tại Hàn Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, vượt xa mức tăng 427 ca nhiễm mới được Trung Quốc báo cáo hôm nay.
Các nhân viên khử trùng một ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc hôm 28/2 nhằm ngăn nCoV lây lan. Ảnh:
AFP.
Số ca tử vong vì nCoV ở Hàn Quốc hiện là 17 người, 10 người đangtrong tình trạng nặng. Trong 813 ca nhiễm mới nCoV hôm nay, 657 người ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc và 79 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Tổng số ca nhiễm tại Daegu và Bắc Gyeongsang tới nay lần lượt là 2.236 phiên dịch và 488.
Các địa phương khác của Hàn Quốc cũng xác định thêm một số ca nhiễm mới. Thủ đô Seoul báo cáo thêm 15 trường hợp nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 77. Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc, cũng ghi nhận 15 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân lên 80. Các tỉnh Gyeonggi và Nam Gyeongsang đều ghi nhận thêm 10 trường hợp.
Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên vào ngày 20/1. Tình hình sau đó không quá nghiêm trọng, cho đến hôm 18/2, khi một nữ tín đồ 61 tuổi của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu được xác nhận dương tính với nCoV. Số ca nhiễm những ngày tiếp theo tăng vọt, đôi khi gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày, biến Hàn Quốc thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục.
Nhằm ngăn chặn virus lây lan, giới chức y tế Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi người dân giữ khoảng cách với người khác và tránh tụ tập đông người, như những buổi lễ tôn giáo hoặc biểu tình vào cuối tuần. Hơn 70 quốc gia đã hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Hàn Quốc bằng các lệnh cấm hoặc kiểm dịch chặt chẽ hơn do lo ngại dịch bệnh.
Bộ Y tế Qatar cho biết bệnh nhân là một người đàn ông 36 tuổi, vừa trở về từ Iran và hiện tình trạng sức khỏe ổn định. Sau tuyên bố từ Qatar, Arab Saudi giờ đây trở thành đất nước duy nhất ở Vùng Vịnh chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với nCoV.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở khu vực là Iran, với 43 trường hợp tử vong và gần 600 ca nhiễm bệnh. Phần lớn các ca nhiễm nCoV trong khu vực đều từng đến Iran hoặc tiếp xúc với những người đã ở Iran.
Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh:
AP.
Các nước Vùng Vịnh đã có nhiều biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Bộ Ngoại giao Arab Saudi hôm 27/2 tuyên bố tạm dừng cấp thị thực cho người hành hương tới thánh địa Mecca trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Kuwait cũng kêu gọi công dân tránh đi du lịch không cần thiết do lo ngại lây nhiễm nCoV.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 61 quốc gia, vùng phiên dịch lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong. WHO hôm qua tăng cảnh báo nguy cơ lây lan của Covid-19 từ "cao" lên mức cao nhất "rất cao", do sự gia tăng của các ca nhiễm và các nước bị ảnh hưởng "rất đáng lo ngại".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó cảnh báo tất cả các quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ca nhiễm nCoV đầu tiên. "Không một nước nào chủ quan rằng họ sẽ không có ca nhiễm bệnh. Đó có thể là sai lầm chết người. Virus này không có biên giới", Tedros khẳng định.
Thành phố Suwon quê hương ông cách tâm dịch Deagu gần hai giờ tàu tốc hành. Căn hộ và nhà hàng của Kim đều nằm trong khu đô thị Mễ Trì, Nam Từ Liêm - quận có gần 9.300 người Hàn Quốc đang làm việc và sinh sống. Phố Đỗ Đình Thiện và Trần Văn Lai song song nhau dài khoảng một km, còn được gọi là "phố Hàn Quốc" khi có đến hơn 30 nhà hàng, quán cà phê phong cách xứ kim chi.
Gia đình bốn người gồm vợ chồng Kim và hai con hủy các chuyến thăm bạn bè cuối tuần. Người đàn ông 50 tuổi hạn chế tham gia các hoạt động hội nhóm đồng hương. Kim đã ở Việt Nam bốn năm và hai năm qua chưa từng về Hàn Quốc. Khi nghe tin quê nhà bùng nổ dịch bệnh với tốc độ chóng mặt, Kim gọi điện cho người thân, bạn bè mỗi ngày để hỏi thăm tin tức. May mắn là trong số họ chưa ai dính nCoV.
Ở bên này, Kim cũng tự trang bị cho gia đình khẩu trang khi đi ra đường, rửa tay ngay mỗi lúc về nhà. Chung cư ông đang sống để sẵn chai dung dịch, nhắc nhở cư dân sát khuẩn trước khi lên căn hộ. Trong thang máy, bảng nút ấn các tầng được dán màng bọc, chi chít tờ thông báo bằng tiếng Hàn lẫn tiếng Anh. Mỗi lần bước vào thang máy, Kim đọc được sự nghi ngại qua ánh mắt của những người đi chung. Ông kéo cao khẩu trang, nhanh chóng rời đi khi thang mở ra. "Đó là những điều ngoài mong muốn", ông nói.
Chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống dán thông báo bằng nhiều thứ tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật để người ra vào nắm được quy định phòng dịch. Ảnh:
Ngọc Thành.
Cách ông chủ Kim gần 3 km, ông Nguyễn Quang Khánh, thành viên ban quản lý một chung cư cao cấp ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng tất bật với "chiến dịch" phòng chống Covid – 19 cho hàng nghìn cư dân. Chung cư nằm trên đường Hoàng Đạo Thúy gồm ba tòa nhà có gần 100 người Hàn Quốc, Nhật Bản đang lưu trú. Phần lớn họ là nhân viên ngoại giao, chủ nhà hàng và quản lý cao cấp của doanh nghiệp.
Một tuần nay, công việc đầu tiên mỗi ngày của ông Khánh là nộp tập phiếu điều tra phục vụ phòng chống dịch cho cảnh sát khu vực phường Trung Hòa. Phiếu được in bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung, gồm những thông tin cơ bản như địa chỉ tạm trú, số điện thoại, quốc tịch, hộ chiếu, đến từ địa phương nào, ngày gần nhất nhập cảnh vào Việt Nam, đã được cư dân ngoại quốc điền đầy đủ thông tin. Công an phường giữ bản photo và ban quản trị tòa nhà giữ bản gốc.
Đầu tháng 2 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán
, việc điều tra thông tin được ghi chép bằng tay bởi tòa nhà chỉ có hơn chục khách Trung Quốc. Ông Khánh cùng bảo vệ, lễ tân đi gõ cửa từng căn hộ có người Trung Quốc để hỏi về lịch trình di chuyển. 5 khách đi từ vùng dịch đã thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày. Họ không ra khỏi chung cư và gọi đồ ăn mang đến tận phòng. Quá trình cách ly có sự giám sát của chính quyền, bảo vệ thông qua các camera đặt ở hành lang.
Từ đầu tháng 2, ông Hà Kim Thành có thêm một nhiệm vụ mới là kiểm tra thân nhiệt khách ra vào toà nhà, nhắc nhở họ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Việc này được thực hiện nghiêm ngặt hơn gần đây. Trong ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, người bảo vệ già tiếp xúc với hơn trăm lượt khách, một nửa là cư dân ngoại quốc. Thông qua cuốn sổ ghi chép, ông nắm rõ họ tên, chứng minh nhân dân, ngày giờ ra, vào, nơi đến và mục đích đến của họ.
"Thân nhiệt từ 37 đến 37,5 độ C là mức cân nhắc, sẽ lưu lại sổ. Cao hơn 37,5 độ C là mức cảnh báo, hạn chế vào. Còn dưới 37 độ C được vào thăm người thân, dạy học, sử dụng dịch vụ bình thường", ông Thành nhắc lại thông tin được tập huấn.
Bốn ngày trước, một lái xe taxi cần lên phòng ở của khách để trợ giúp chuyển đồ. Sau hai lần đo thân nhiệt đều ghi nhận 37,6 độ C, ông Thành kiên quyết từ chối cho vào toà nhà. Vị khách lưu trú trong chung cư phải tự dịch vụ biên dịch mình xách đồ xuống sảnh. Người bảo vệ chấp nhận bị phàn nàn vì sự bất tiện, nhưng "quy tắc phòng dịch không có ngoại lệ, phải kiên quyết để ngăn ngừa cho cộng đồng".
Ông Hà Kim Thành, bảo vệ chung cư giữ khách ngoại quốc lại để đo thân nhiệt rồi mới cho vào toà nhà. Ảnh:
Ngọc Thành.
Thấy thanh niên ngoại quốc bước vào sảnh của tòa nhà, ông Thành vội giơ tay ra dấu đo thân nhiệt, chỉ dẫn lấy nước sát khuẩn tay và bấm thang máy lên tầng 18. Khi bước ra hành lang, bắt gặp hai phụ nữ trong bộ đồ bảo hộ lao động đang dùng bình xịt phun khử trùng toàn bộ khu vực lối đi và tường nhà. Người thanh niên cúi đầu chào, giơ tay làm dấu "like". Cư dân tòa nhà, nhiều tuần nay đã quen với hình ảnh này.
Ông Thành không phải là người duy nhất của chung cư có thêm nhiệm vụ mới. Tổ vệ sinh 16 nhân viên chia làm hai ca sáng, chiều cũng được tập huấn phun dung dịch khử trùng cho toàn bộ hành lang và tường, thang máy của ba tòa nhà, mỗi tuần hai lần.
Hiện toà nhà chưa phát hiện cư dân Hàn Quốc nào đến từ vùng dịch và phải cách ly. Nhưng thi thoảng, ông Khánh vẫn nhận được điện thoại của người Việt Nam thông báo "chồng hàng xóm là người Hàn Quốc mới đi xa về". Kiểm tra thông tin, ông hồi đáp rằng trường hợp đó sang Việt Nam từ ngày mùng 4 Tết (28/1) khi Hàn Quốc chưa bùng phát dịch, qua 14 ngày sức khỏe vẫn bình thường và dặn dò cư dân "hãy yên tâm".
"Người Hàn Quốc ở đây đa số cư trú lâu dài, ít khách vãng lai. Họ hợp tác chứ không có phản ứng gay gắt", ông Khánh nói và cho hay việc kiểm soát thông tin của khách nước ngoài đơn giản bởi họ có hộ chiếu và khai báo nhập cảnh.
Ông mong dịch bệnh qua mau để khách lại lấp đầy các căn hộ trống. Với giá thuê khoảng 1.500 USD/tháng, lượng khách Hàn Quốc có thể chiếm gần trăm căn hộ trong tòa nhà thời điểm không có dịch.
Phun khử trùng trong chung cư có nhiều người nước ngoài sinh sống. Ảnh:
Ngọc Thành.
Cầu Giấy có hơn 5.800 người ngoại quốc đang lưu trú và 50% trong số đó đến từ Hàn Quốc.
Trung Hòa là phường tập trung nhiều cư dân Hàn Quốc nhất quận Cầu Giấy, với gần 1.900 người. Công dân thuộc các nước đã ghi nhận dịch Covid-19 như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italy... khoảng hơn 500 người.
Với quy mô hơn 53.000 dân sinh sống trên 51 tổ dân phố, trách nhiệm tham gia kiểm soát dịch bệnh khiến điện thoại của ông Nguyễn Hải, Phó chủ tịch phường Trung Hòa những ngày này không khi nào tắt.
Ông Hải phải luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận điện thoại, để cùng nhân viên y tế xuống nhà dân khi có phản ánh về những tình huống bất thường. Trong tuần, lực lượng y tế, công an và cán bộ ủy ban chia thành các tổ đi rà soát tình hình người nước ngoài cư trú, tinh thần là "không bỏ sót một thông tin nào". Hiện phường ghi nhận 53 người thuộc diện phải theo dõi sức khoẻ tại nhà do nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc từng đi qua Hàn Quốc.
Hơn 21h, trên "phố Hàn Quốc" ở khu đô thị Mễ Trì chỉ có vài thanh niên đi chơi đêm về với chiếc khẩu trang che kín mặt. Trong quán của Kim, khách ngồi kín 6 bàn tầng một và bỏ trống tầng hai. Người vợ bê đồ ăn, trong khi ông Kim đứng quầy tính tiền. Quản lý người Việt ở trong bếp nướng thịt. Cửa hàng 25 nhân viên phục vụ cắt giảm chỉ còn 10 người, chia hai ca làm việc. Từ đầu tháng hai, anh chàng quản lý đã phải đăng tin lên vài hội nhóm để hút thêm khách Việt. Ngày hôm qua (28/2), cửa hàng chỉ đón một bàn khách duy nhất, dù mở cửa từ 11h đến 22h đêm.
Dù doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song Kim dự định vẫn sẽ ở lại Việt Nam duy trì cửa hàng và tránh dịch. Ông không có ý định trở về Hàn Quốc trong thời gian này. "Tôi thấy an toàn khi ở đây", ông không biết người khác nghĩ thế nào, riêng ông cảm nhận cuộc sống vẫn trôi qua bình thường.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật và hơn 2.000 người Trung Quốc sinh sống. Người nước ngoài thường lưu trú tại các chung cư cao cấp, tập trung nhiều nhất ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.
Tính đến 28/2, thành phố tiếp nhận hơn 2.700 người từ Hàn Quốc về sân bay Nội Bài. Hiện còn 2.023 người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong 14 ngày đang ở cộng đồng. Trong đó đi từ thành phố Daegu là 33 (21 người Việt và 11 người Hàn), từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt và 8 người Hàn).
Theo thông báo từ BTC,
U19 Việt Nam
sẽ là 1 trong 12 đội góp mặt tại Toulon Tournament 2020 diễn ra từ ngày 1 đến 14/6 tại Pháp. Không phải là giải đấu do FIFA tổ chức, song Toulon Tournament có lịch sử lâu đời (từ năm 1967) và sở hữu uy tín rất cao.
HLV Troussier và các cầu thủ U19 Việt Nam ăn mừng tấm vé lọt vào VCK U19 châu Á 2020 sau trận hòa với U19 Nhật Bản
Các đội bóng tham dự Toulon Tournament thường mang đến đội hình mạnh với nhiều ngôi sao trẻ tiềm năng (độ tuổi các cầu thủ tham dự giải đấu thường từ 17 đến 23). Những đội tuyển vô địch nhiều nhất trong lịch sử là Pháp, Brazil, Anh, Bồ Đào Nha.
Khá nhiều ngôi sao tầm cỡ thế giới từng góp mặt và tỏa sáng tại Toulon Tournament như Jean-Pierre Papin, Alan Shearer, Rui Costa, Riquelme hay James Rodriguez. Nhiều đội bóng châu Âu cũng coi giải đấu như một nơi để tìm kiếm, xem giò các tài năng trẻ từ khắp nơi trên thế giới.
James Rodriguez là cầu thủ xuất sắc nhất Toulon Tournament 2011 và đến năm 2014 thì giành ngôi Vua phá lưới World phiên dịch Cup
Dưới sự chỉ đạo của HLV Troussier, U19 Việt Nam đã giành vé vào VCK U19 châu Á 2020. Đoàn quân áo đỏ đặt mục tiêu tiến xa tại giải đấu và hướng đến việc đoạt vé đi U20 World Cup một lần nữa.
Việc tham dự Toulon Tournament là một bước đi rất tốt dành cho U19 Việt Nam. Các cầu thủ trẻ sẽ được đối đầu với các đối thủ tầm cỡ thế giới và thu được nhiều kinh nghiệm quý giá trước khi bước vào VCK U19 châu Á vào tháng 10/2020.
Hiện tại BTC Toulon Tournament đã công bố 6 đội bóng tham dự giải đấu năm 2020 là Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật Bản, Congo, Australia. 6 đội còn lại sẽ được tiết lộ trong thời gian tới.
12 đội tuyển được chia làm 3 bảng đấu. 3 đội nhất bảng và đội nhì bảng xuất sắc nhất lọt vào bán kết. Các đội bị loại sẽ đá những trận play-off phân thứ hạng.
Thông
tin
từ
Công an tỉnh Bắc Ninh
cho biết, ngày 28/2, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Tiên Du đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thịnh (26 tuổi, trú xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "trộm cắp tài sản".
Theo điều tra ban đầu, anh Nguyễn Mạnh Tùng (43 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có căn
biệt thự
nhà vườn ở thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Do tính chất công việc nên gia đình anh Tùng cư trú tại Hà Nội, căn biệt thự không có người ở trong thời gian dài.
Quan sát và nắm được quy luật sinh hoạt của nhà anh Tùng, Nguyễn Văn Thịnh đã đột nhập, trộm cắp đồ nội thất trong căn biệt thự.
Khoảng 1h ngày 18/2, Thịnh đập vỡ cửa ô thoáng nhà vệ sinh tầng 1 ngôi biệt thự nhà anh Tùng để đột nhập vào trong. Tại đây, gã
thanh niên
dùng điện thoại chụp lại toàn bộ đồ nội thất trong nhà rồi rao bán trên mạng.
Số nội thất bị thu giữ.
Để tiện cho việc vận chuyển đồ đi tiêu thụ, Thịnh giả vờ mình chính là chủ nhà, đối tượng dùng kìm cộng lực cắt khóa cửa từ bên trong và thay bằng ổ khóa mình mang theo.
Sau khi thỏa thuận được giá cả qua mạng, gã thanh niên cho bên thu mua địa chỉ ngôi biệt thự.
Sáng hôm sau, Thịnh mở cổng cho bên thu mua tháo dỡ, vận chuyển toàn bộ đồ nội thất lên 3 xe ô tô tải chở về Hà Nam tiêu thụ thì bị người dân và lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang.
Hiện số toàn bộ tang vật trong vụ án đã bị thu hồi, trao trả cho gia đình bị hại.
Với thủ đoạn tương tự như trên, trong tháng 1/2020, Nguyễn Văn Thịnh còn gây ra 2 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thôn Đồng Xép, xã Hoàn Sơn.
Bản thân Thịnh là đối tượng không phiên dịch nghề nghiệp, thường xuyên đi lang thang.
Vừa qua, trên kênh ALO Media Entertainment đã đăng tải một clip quay lại trích đoạn của chương trình Cơ hội cho ai, do MC Lại Văn Sâm dẫn dắt.
Trong clip, MC Lại Văn Sâm trải lòng khi chứng kiến cảnh các "sếp" của những công ty, tập đoàn lớn phỏng vấn chàng trai Nguyễn Xuân Kiệt về làm việc. Anh nghẹn ngào nói:
"Có những câu chuyện dù không liên quan tới tôi, nhưng lại khiến tôi nhớ đến những kỷ niệm của mình. Những kỷ niệm này khiến tôi tủi thân lắm.
Tôi nhớ, năm 1981, tôi trở về nước sau một thời gian du học tại Nga, mới chỉ 24 tuổi. Lúc đó, tôi còn rất trẻ và phải đi xin việc, nhưng lại không có những cơ hội tuyển chọn, phỏng vấn như bây giờ.
Tôi học đại học đến 6 năm ở Nga, nhưng về lại không được phân công công việc. Không có một cơ hội nào cho tôi khi xin việc trong nước, nên tôi phải trở lại Nga để đi làm.
Tới năm 1987, tôi lại về nước. Khi ấy, tôi đã 30 tuổi. Sau 12 năm phiên dịch tại Nga trở về, vẫn không một nơi nào nhận tôi. Tôi vô cùng tủi thân.
Đột nhiên một hôm, có một anh bạn giới thiệu tôi đến một cơ quan nọ mà tôi không tiện nói tên. Anh bạn đó nói cơ quan này đã tuyển người biết tiếng Nga.
Tôi hăm hở lắm, chỉ mong được nhận để được vào biên chế nhà nước. Thời kỳ đó, nếu không được vào biên chế chỉ có vất đi.
Lúc tôi đến cơ quan đó, có một ông già lớn tuổi tiếp tôi. Ông ấy bật cái đài Hoa Sen (một loại đài radio) lên và bảo tôi dịch trực tiếp chương trình thời sự của Nga đang phát.
Tôi sung sướng lắm vì được thực hành ngay kỹ năng của mình. Với tôi lúc đó, việc dịch một bản tin thời sự 30 phút là chuyện bình thường. Tôi ngồi cắm cúi dịch, nhưng chỉ sợ sai, sợ phạm chính trị, lo lắng lắm.
Dịch xong thì người đàn ông đó bảo tôi cứ về đi. Lúc tôi đi xuống sân, anh bạn kia nói thẳng vào mặt tôi: "Mày ngu lắm, sao không kể cho ông ấy một câu chuyện cười. Ông ấy có biết tiếng Nga đâu".
Bây giờ, tôi đứng đây và cảm thấy tủi thân vô cùng khi đứng trước các sếp, các giám đốc.
Tôi tủi thân vì thấy có quá nhiều vị sếp, giám đốc làm ăn lớn, chủ quản công ty to đang ngồi tạo cơ hội cho một chàng trai. Ngày xưa, tôi đâu được ai tạo cơ hội để thử việc như thế này".
Được biết, MC Lại Văn Sâm từng có thời gian dài học tập và làm việc tại Nga, nhưng đến khi về nước lại không nhận được công việc như mong muốn. Anh từng phải phụ mẹ vợ bán hàng tại chợ Đồng Xuân suốt một năm trời.
Tối ngày 29/2, trang tin Southfront xuất bản bài phân tích "Turkish Sultan-in-chief goes wild, threatens Putin, claims thousands of Syrian troops we killed" (tạm dịch: "Sultan
Thổ
" mất bình tĩnh, đe dọa (Tổng thống
Nga
) Putin, tuyên bố giết hại hàng nghìn lính
Syria
).
Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc xung đột có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể nổ ra bất kỳ lúc nào khi "Giờ G" - hạn cuối của việc Quân đội Syria rút khỏi Idlib sắp tới, chúng tôi xin lược dịch bài viết.
Khi "Sultan (quốc vương) Thổ" lên tiếng
Vào ngày 29/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra một loạt yêu sách mới và tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự gây căng thẳng tại khu vực chiến sự Idlib, tây bắc Syria.
Cụ thể, ông Erdogan tuyên bố rằng hoạt động quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) ở Idlib không phải là một canh bạc và cũng không phải là một nỗ lực để mở rộng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng TAF đã vào khu vực "theo yêu cầu của người dân Syria" (có thể hiểu là để hỗ trợ các tay súng vũ trang sử dụng dân thường làm "lá chắn sống") và TAF sẽ không rời khỏi khu vực trừ phi người dân yêu cầu (đồng nghĩa với sự chiếm đóng lâu dài).
Nguy hiểm hơn, ông Erdogan nhắc lại việc ông đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin rằng lính Nga sẽ phải "cuốn gói" khỏi khu vực TAF đã triển khai các cứ điểm ở Idlib cùng với "chế độ Damascus (chính phủ hợp pháp của Syria) tới người cuối cùng.
Các tay súng phiến quân và phiên dịch khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và viện trợ xe bọc thép M113.
Hàng nghìn lính Syria thiệt mạng, hàng chục nghìn người tị nạn "uy hiếp" EU
Mới đây Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng hoạt động quân sự của TAF đã khiến hơn 2.100 lính Quân đội Arab Syria (SAA) thiệt mạng, phá hủy 300 trang thiết bị quân sự và 7 kho hóa chất.
Nếu những con số này là thực tế, thì không rõ các mũi tiến công của SAA ở đông nam Idlib sẽ còn lại những lực lượng nào, trong khi tất cả những thành công của TAF cho tới nay chỉ giới hạn trong việc tái chiếm khu vực thị trấn Saraqib và khiến hàng chục người lính Thổ thiệt mạng.
Bản đồ mặt trận Idlib cho tới cuối ngày 29/2.
Cuối cùng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh vào cuộc khủng hoảng di cư ở Liên minh Châu Âu (EU) và chính thức xác nhận rằng Ankara đang cố tình "tạo điều kiện" cho người tị nạn Syria đến Châu Âu.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một "làn sóng" 18.000 người tị nạn đã tập trung ở biên giới Thổ và EU từ 28/2 và nói thêm rằng con số này có thể lên tới 30.000 trong ngày 29/2.
Ankara đã "lật mặt" rằng họ luôn cố gắng "tống tiền" EU để có được hỗ trợ tài chính và ngoại giao cho các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.
Rõ ràng, nhà cầm quyền ở Ankara có "cách riêng" để giành được thiện cảm và gia tăng tầm ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.
Cùng với hàng triệu người tị nạn ở nước ngoài, ngay trong lãnh thổ Syria cũng có tới hàng triệu người khác phải di tản khỏi các khu vực giao tranh trong 8 năm nội chiến.
Trên thực tế,
TP.HCM
đạt được thỏa thuận với Sint Truidense về việc mua lại nửa năm hợp đồng của
Công Phượng
, đồng nghĩa với việc chỉ mới chắc chắn có được sự phục vụ của chân sút này trong giai đoạn 1 của V.League 2020.
Thời gian qua, câu hỏi về việc liệu sau nửa mùa giải, Công Phượng sẽ tiếp tục chơi cho TP.HCM hay quay trở lại HAGL nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đặc biệt trong hoàn cảnh Công Phượng đang cho thấy sự hòa nhập rất tốt và liên tục tỏa sáng trong màu áo TP.HCM ở những phiên dịch trận đấu vừa qua.
Liên hệ với Chủ tịch Nguyễn
Hữu Thắng
của CLB TP.HCM, ông đã đưa ra lời giải đáp về tương lai của Công Phượng.
"Công Phượng có đá hết mùa cho TP.HCM được hay không? Tôi xin trả lời là có.
Bầu Đức
cũng muốn tạo điều kiện để Công Phượng tìm lại cảm giác chơi bóng. Một cầu thủ toàn tâm toàn ý chơi cho một đội bóng trong trọn vẹn mùa giải vẫn tốt hơn.
Đối với cầu thủ, việc tìm lại được sự tự tin để chơi bóng, rồi dần dần tìm lại được phong độ là điều rất quan trọng"
.
Sự ăn ý của Công Phượng với các đồng đội mới tại TP.HCM là điều được nhìn thấy rõ.
Với những gì đã thể hiện trong 2 trận đấu vừa qua tại AFC Cup, rõ ràng Công Phượng đang cho thấy sự hồi sinh của mình, không chỉ ở việc có được 2 bàn thắng mà cùng với đó còn là sự ăn ý với các đồng đội tại đội bóng mới.
Chứng kiến sự hòa nhập tốt của một bản hợp đồng nhận được nhiều sự kỳ vọng như Công Phượng, chủ tịch Hữu Thắng cũng bày tỏ sự vui mừng:
"Phải nói đó là niềm vui, hạnh phúc của khán giả, những người hâm mộ yêu bóng đá Việt Nam và yêu quý Công Phượng từ lâu. Tôi cảm thấy Phi Sơn và Công Phượng thi đấu rất hợp. Phi Sơn cũng chơi xuất sắc trong cả 2 trận vừa rồi và họ có sự phối hợp rất ăn ý.
Quan trọng là Công Phượng tìm lại được cảm giác, sự tự tin để chơi bóng. Tất cả những gì cơ bản cậu ấy vốn có và quan trọng hơn nữa là Công Phượng hòa nhập được với lối chơi của TP.HCM, chơi ăn ý cùng các đồng đội. Tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất".
Pháp tăng số ca nhiễm gần gấp đôi so với hôm trước
Tính đến chiều ngày 29/2, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Pháp đạt đến con số 100, tăng gần gấp đôi so với ngày trước đó (57 ca). Phần lớn các ca nhiễm mới đều tập trung ở 2 ổ dịch là
tỉnh Oise ngay cạnh Paris và vùng Haute-Savoie ở miền Đông nước Pháp.
Ngoài ra,
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cũng thông báo:
“Tất cả các cuộc tụ họp công cộng có hơn 5.000 người trong một không gian hạn chế đều sẽ tạm thời bị cấm trên khắp đất nước”.
Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì nhiễm Covid-19
Theo
AP
đưa tin, nạn nhân là nam giới, qua đời tại cơ sở y tế thuộc thành phố Kirkland, hạt King, bang Washington. Quan chức y tế xác nhận đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì nhiễm Covid-19 ở Mỹ nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Amy Reynolds từ cơ quan y tế bang Washington nói với phóng viên
AP
qua điện thoại: "Chúng tôi đang đối mặt với tình huống khẩn cấp".
Thống đốc bang - ông Jay Inslee - cho biết: "Đây là ngày đau buồn khi một cư dân Washington đã qua đời trong dịch Covid-19. Xin chia sẻ nỗi đau với gia đình và bạn bè của nạn nhân. Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến một ngày không còn ai phải thiệt mạng vì chủng virus này nữa".
Tuy nhiên sau đó, Tổng thống Donald Trump lại cho biết nạn nhân là phụ nữ ngoài 50 tuổi với bệnh lý nền nghiêm trọng. dịch vụ biên dịch "Bà ấy là một phụ nữ tuyệt vời" - Tổng thống phát biểu với các phóng viên ở Nhà Trắng, theo
CNN
đưa tin.
Italy tăng thêm 307 ca nhiễm Covid-19 vào thứ Bảy (29/2), tổng cộng đã có 1.128 người mắc bệnh
Theo người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Công dân Angelo Borrelli, trong số 1.128 bệnh nhân nhiễm Covid-19 bao gồm 50% trường hợp được cách ly tại nhà, 101 người khác chuyển vào phòng điều trị tích cực và 401 người đang nằm viện với tình trạng nhẹ.
Italy cũng đã tiến hành xét nghiệm đối với 18.500 người, trong đó 58% mẫu xét nghiệm diễn ra ở tâm dịch Lombardy.
Số ca tử vong đã tăng thêm 8 người vào hôm 29/2, bao gồm 6 người ở vùng Lombardy và 2 người ở vùng Romagna. Tổng cộng đã có 29 bệnh nhân qua đời vì nhiễm Covid-19 ở Italy.
8 màn thay người có giá trị thay đổi lịch sử bóng đá. Nguồn: Oh My Goal
Hiệu ứng cánh bướm là lý thuyết cho rằng sự thay đổi nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ. Và điều này hoàn toàn chính xác trong bóng đá. Nhiều khi chỉ với 1 quyết định thay người của HLV, kết quả trận đấu sẽ thay đổi.
Trước khi luật thay người ra đời,
cầu thủ bị chấn thương sẽ khiến đội của anh ta chơi thiếu người. Luật thay người là một phát minh vĩ đại trong lịch sử bóng đá. Nhờ thay người, HLV có thể điều chỉnh chiến thuật và mang tới những màn lội dịch vụ biên dịch ngược dòng không tưởng.
Ole Solskjaer giúp MU lội ngược dòng ấn tượng.
Ole Solskjaer là ví dụ điển hình. Ngay ở
trận đầu tiên khoác áo MU, ông vào sân từ băng ghế dự bị và ghi bàn.
Toàn bộ sự nghiệp ở MU, Solskjaer đã ghi tới 29 bàn thắng khi vào sân từ ghế dự bị.
Ông thích quan sát trận đấu từ ngoài sân và tìm ra điểm yếu của đối thủ. Bàn thắng quan trọng nhất của Ole Solskjaer sau khi vào sân thay người là
pha ghi bàn phút 90+3’ vào lưới Bayern Munich, ấn định chiến thắng 2-1 ở chung kết Champions League 1998/99. Đây là một trong những cuộc lội ngược dòng kinh điển nhất lịch sử bóng đá.
Điều đặc biệt hơn là bàn thắng gỡ hoà 1-1 ở phút 90 cũng đến từ một cầu thủ vào thay người.
Lịch sử Champions League chứng kiến rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy. Gareth Bale nổi cáu vì Zidane bắt anh ngồi dự bị ở chung kết Champions League 2017/18 gặp Liverpool. Nhưng khi vào sân ở phút 61, lúc ấy tỉ số là 1-1, Bale lập siêu phẩm xe đạp chổng ngược và ghi thêm một bàn ấn định chiến thắng 3-1 cho Real Madrid ở phút 83.
Hay như Juliano Belletti vào sân ở phút 71, trận chung kết UCL năm 2005 và ghi bàn thắng quyết định mang về cúp tai voi cho Barcelona.
Chiến thắng này mở đầu cho những năm huy hoàng của Barca ở Champions League. Đội bóng của Messi
tiếp tục đóng góp cầu thủ cho những màn lội ngược dòng huy hoàng khác.
Lượt về vòng 1/8 mùa 2016/17, Barca thua tới 0-4 ở lượt đi trước PSG. Lượt về Barca đã dẫn trước 3-1 và k
hi Sergi Roberto vào sân ở phút 76, Barca cần thêm tới 3 bàn thắng trong 15 phút để ngược dòng.
Neymar ghi 2 bàn, Sergi Roberto ghi bàn còn lại để hoàn tất cuộc lật đổ vĩ đại nhất lịch sử Champions League.
Nhưng Barcelona cũng là nạn nhân của một màn lội ngược dòng vĩ đại khác từ băng ghế dự bị.
Georginio Wijnaldum vào sân đầu hiệp hai và ghi 2 bàn giúp Liverpool thắng Barca 4-0 lượt về (tổng tỷ số 4-3) để lọt vào chung kết Champions League 2018/19.
Không chỉ ở Champions League, thay người còn ảnh hưởng tới kết quả ở tất cả giải đấu khác. Điển hình là trận chung kết Euro 2016 giữa Bồ Đào Nha và Pháp. Eder phải vào sân sau khi Ronaldo gặp chấn thương ở phút 25. Bất ngờ ở phút 109, anh tung cú sút xa giúp Bồ Đào Nha lần đầu vô địch châu Âu.
Tại World Cup 2014, Mario Goetze đã làm nên kỳ tích mà cứ ngỡ chỉ mơ mới thực hiện được. Đó là ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết World Cup. Vào sân ở phút 88, Goetze đem về chức vô địch World Cup lần thứ 4 cho Đức với bàn thắng ở phút 113.
Cũng ở World Cup 2014, tại vòng tứ kết, Hà Lan gặp Costa Rica, phút 120+1', HLV Louis van Gaal khiến hàng trăm triệu người kinh ngạc khi thay thủ môn Tim Krul vào sân, thế chỗ cho Jasper Cillessen. Pha thay người khiến Costa Rica hoang mang và kết quả là Tim Krul cản được 2 quả luân lưu, đưa Hà Lan vào bán kết. HLV Van Gaal được tung lên mây xanh sau pha thay người độc nhất vô nhị.
Ấn tượng không kém là trường hợp của Lewandowski. Năm 2015, Bayern Munich bị Wolfsburg dẫn trước với tỉ số 1-0. Nhưng kết quả thay đổi khi HLV Pep Guardiola đưa Lewandowski vào sân. Ngôi sao người Đức thiết lập kỷ lục với 5 bàn thắng chỉ trong vòng 9 phút từ 51 đến 60.
Những quyết định thay người sẽ ảnh hưởng tới cả trận bóng.
Sau thành công rực rỡ của mùa đầu tiên, lên sóng vào cuối tháng 12/2019, The Witcher mùa 2 đã chính thức bấm máy vào đầu tuần vừa qua tại Vương quốc Anh. Dàn diễn viên chính bao gồm Henry Cavill (Geralt), Anya Chalotra (Yennefer), Freya Allan (Ciri) và Joey Batey (Jaskier) đều sẽ quay trở lại để tiếp nối mạch phim đang đến hồi gay cấn của mùa 1. Bên cạnh đó, một số gương mặt phụ khác như MyAnna Buring (Tissaia), Eamon Farren (Cahir), hay Anna Shaffer (Triss Merigold) cũng sẽ góp mặt trong mùa 2 này, hứa hẹn mang lại những câu chuyện thú vị và hấp dẫn hơn nữa.
Mới đây, Netflix cũng đã chính thức xác nhận danh sách những diễn viên - nhân vật mới sẽ gia nhập gia đình witcher trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý nhất là cái tên Kristofer Hivju, người từng tham gia series đình đám Game of Thrones, sẽ đảm nhận vai diễn Nivellen trong mùa 2. (
Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở bài viết này
). Bên cạnh đó, 3 witcher khác thuộc trường phái Sói giống như Geralt cũng đã lộ diện: Paul Bullion (Lambert), Yasen Atour (Coen) và Thue Ersted Rasmussen (Eskel).
Vai diễn witcher lão làng Vesemir của trường phái Sói cuối cùng cũng đã được phiên dịch công bố.
Tuy nhiên phải đến hôm nay, Netflix mới công bố vai diễn Vesemir - witcher già nhất và cũng giàu kinh nghiệm nhất của vùng Lục Địa, đồng thời cũng là thầy của Geralt, Lambert và Eskel. Cái tên được họ chọn mặt gửi vàng là Kim Bodnia, gương mặt quen thuộc trong vai Konstantin Vasiliev của series Killing Eve. Đội hình witcher trường phái Sói chính thức hoàn thiện và sẵn sàng đào tạo, bảo vệ Ciri kể từ mùa phim thứ 2.
Chia sẻ với fan hâm mộ về lựa chọn casting mới nhất này, showrunner Lauren Schmidt Hissrich cho biết: “
Tôi thực sự vui mừng khi có thể chào đón Kim Bodnia đến với đại gia đình The Witcher. Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ tài năng độc nhất vô nhị của ông ấy trong những series như Killing Eve hay The Bridge. Tôi cũng mong chờ Kim sẽ mang sức mạnh, sự kiên cường cũng như tấm lòng nhân hậu của mình vào vai diễn Vesemir - một nhân vật cực kì quan trọng trong mùa phim sắp tới
”.
Đây có lẽ là một cú twist thực sự mà Netflix dành cho fan hâm mộ, bởi trước đó, không ít người đã chắc mẩm rằng vai diễn Vesemir sẽ thuộc về diễn viên gạo cội Mark Hamill. Không phải chỉ vì ngoại hình phù hợp hay kĩ năng diễn xuất đỉnh cao, mà bản thân Mark Hamill với Netflix cũng đã nhiều lần bắn hint, “đưa đẩy” nhau trên mạng xã hội. Trong khi nam diễn viên này cho rằng bản thân ông là người phù hợp nhất để vào vai Vesemir (dù ông chưa từng nghe nói đến vũ trụ witcher), Lauren cũng từng tiết lộ đội ngũ Netflix cực kì muốn đưa ông về với gia đình witcher, thậm chí còn đã đàm phán với đại diện của ông rồi. Thế nhưng sau tất cả, Kim Bodnia mới là cái tên được lựa chọn.
Như vậy là sau nhiều lần "thả thính" nhau trên mạng xã hội, cuối cùng Mark Hamill cũng không thể đảm nhận vai diễn Vesemir như nhiều fan mong đợi. Nhưng biết đâu đấy, trong những mùa phim sau, ông vẫn sẽ tham gia The Witcher nhưng trong 1 vai trò khác thì sao.
The Witcher mùa 2 sẽ chính thức lên sóng trong năm 2021 nhưng chưa ấn định ngày cụ thể. Bên cạnh đó, Netflix cũng đang phát triển bộ phim điện ảnh anime có tên The Witcher: Nightmare of the Wolf, xoay quanh chính nhân vật Vesemir chứ không phải Geralt. Dù chưa có thông báo chính thức nhưng nhiều khả năng bộ phim này sẽ công chiếu trước khi mùa 2 ra mắt, như một bước đệm giúp khán giả hiểu rõ hơn về Vesemir - witcher đóng vai trò rất quan trọng đối với cả Ciri lẫn cốt truyện chung của mùa phim sắp tới.
Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'
Cầu thủ người Nhật Bản Kazu Miura, vừa sang tuổi 53 hôm 26/2, nói về đam về và khát khao chơi bóng khi trả lời phỏng vấn tờ L'Équipe.
Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.
Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.
Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay, khi ông đang chuẩn bị trước mùa giải. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.
Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.
Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".
Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp)có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.
Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira
- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.
- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?
- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.
- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?
- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.
- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?
- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất dịch vụ biên dịch đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.
- Thậm chí ở tuổi 53?
- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.
- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?
- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.
- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?
- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.
- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?
- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.
- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?
- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.
Miura thời khoác áo Genoa.
- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?
- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.
- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?
- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.
- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?
- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.
- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?
- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.
- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?
- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.
- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?
- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.
- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.
- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.
- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?
- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.
Miura xem việc không được dự World Cup là một trong những niềm đau lớn nhất sự nghiệp. Ảnh: Reuters.
- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?
- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.
- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?
- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.
- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?
- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.
- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho một nhân vật huyền thoại như thế?
- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.
Miura là hình mẫu ngoài đời thực, là cảm hứng để tác giả Yoichi Takahashi sáng tác nên bộ truyện tranh "Đội trưởng Tsubasa".
- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?
- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.
- Vậy còn Michel Platini?
- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?
- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.
- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!
- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.
- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.
- Vậy Neymar?
- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.
- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?
- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.
Miura đang cùng Yokohama FC chuẩn bị cho mùa giải 2020.
- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?
- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?
- Joueur.
- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".