Bấm máy nghe, gương mặt chị giãn ra rồi hỏi đi hỏi lại như không tin vào tai mình khi được bà chủ nhà thông báo sẽ tự động giảm gần 1/3 tiền thuê hàng tháng cho đến khi nào trường hoạt động trở lại. Vậy là mối lo canh cánh trong lòng chị đã được giải tỏa.
Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, trả lại mặt bằng kinh doanh vì tác động của Covid-19. Khảo sát của VnExpress , đoạn đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1 dài khoảng 200m có đến 6 cửa hàng tạm ngưng hoạt động. Ảnh: Diệp Phan. |
Căn nhà mà chị Nguyễn Thị Kim Lan (33 tuổi) thuê ở đường Bình Long, quận Tân Phú để mở trường mầm non đồng thời cũng là nơi ở của cả gia đình. Kể từ khi Covid-19 tràn vào Việt Nam, ngôi trường phải đóng cửa, nguồn thu hàng tháng không còn. Khoản tiền thuê mặt bằng trở thành gánh nặng.
Tối ngày 13/3, khi biết tin "bệnh nhân 48" tại quận Tân Bình từng tiếp xúc với nhiều người, chị Lan buồn nẫu ruột bởi cứ thêm một tin có bệnh nhân mới là ngày trường mầm non của chị được hoạt động lại trở nên càng xa.
"Bớt được khoản nào mừng khoản đó. Chính tay tôi cắt dán từng mẩu giấy màu trang trí lớp học, trường cũng mới hoạt động 5 tháng nên không muốn rời đi", chị Lan nói.
Bà chủ nhà Nguyễn Thị Thúy (57 tuổi) tâm sự: "Vợ chồng tôi đang mướn căn nhà ngoại ô với giá rẻ hơn để ở, mọi chi phí sinh hoạt đều dựa cả vào tiền cho thuê nhà. Bây giờ ai cũng khó khăn cả, bớt vài triệu mỗi tháng vợ chồng tôi vẫn sống được".
Cũng giống như bà Thúy, chị Mai ngụ quận Tân Bình cũng vừa quyết định chia sẻ khó khăn với sinh viên trong mùa dịch bằng cách giảm tiền thuê phòng trọ.
Sau Tết, chị chứng kiến cảnh nhiều sinh viên khăn gói từ quê lên thành phố nhập học, sau đó phải về lại được nghỉ học, chi phí đi lại rất tốn kém. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, không biết lúc nào mới đi học trở lại nên việc các sinh viên không ở nhưng vẫn trả tiền khiến chị Mai trăn trở. "Đa số sinh viên đều còn phụ thuộc kinh tế từ bố mẹ nên cũng muốn chia sẻ phần nào với phụ huynh", chị nói.
Dãy phòng trọ của chị Mai được xây trên phần đất của gia đình. Chị có một công việc ổn định nên trong đợt dịch này, chị đã hỗ trợ bằng cách miễn trả tiền trọ tháng 3 cho những sinh viên không ở lại.
Một quan bar trên đường Bùi Viện, quận 1 tạm ngưng hoạt động sau lệnh của UBND thành phố chiều ngày 14/3. Ảnh: Diệp Phan. |
Với anh Mai Trường Giang (35 tuổi) - chủ của hai thương hiệu gà rán và bánh su kem với chuỗi 27 cửa hàng, Covid-19 là một thảm họa thực sự. Cách đây mấy ngày, anh đã phải đóng cửa nhà hàng gà rán ở Singapore dù mới Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog khai trương được nửa năm. Ở Sài Gòn, chuỗi cửa hàng của anh cũng lâm cảnh hoạt động cầm chừng do lượng khách giảm đến gần 50%. "Từ đầu tháng hai đến nay, doanh thu cửa hàng như bị một cơn bão lớn cuốn đi", anh Giang nói.
Từ đầu tháng 3 đến nay, số bệnh nhân Covid-19 tăng liên tục mỗi ngày khiến lượng khách vốn đã ít nay càng ít hơn. Nhiều đêm mất ngủ đến "bạc cả đầu", anh đánh liều xin những chủ mặt bằng giảm giá cho thuê. Kết quả là có đến 90% chủ nhà đồng ý giảm từ 10 – 20% giá thuê nhà.
Phải đi xin người khác giảm giá, nên từ đầu tháng anh Giang đã chủ động nhắn tin cho những người thuê 3 căn nhà của anh ở các quận trung tâm Sài Gòn, thông báo sẽ giảm giá 20% từ tháng 3 đến hết tháng 5.
Ông chủ của chuỗi cửa hàng còn lập nên một nhóm Cộng đồng hỗ trợ các nhà kinh doanh có tên CSC (CEOs Supportive Community), hoạt động trên mạng xã hội để các doanh nghiệp có thể chia sẻ những khó khăn về mặt bằng và nhân sự trong thời điểm dịch. Tuy chỉ mới thành lập 4 ngày, nhưng nhóm đã có trên 400 thành viên, hoạt động và thảo luận tích cực để bàn các giải pháp, trong đó việc đồng lòng kêu gọi chủ nhà giảm giá cho thuê được hưởng ứng nhiều nhất.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn đề nghị và đều được chủ nhà đồng ý. Anh Hoàng Tùng, chủ một chuỗi cửa hàng Pizza ở quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, sau khi đề nghị, một chủ nhà đã đồng ý miễn hai tháng tiền thuê. Vài cơ sở khác của anh cũng được chủ nhà giảm ít nhất 20% tiền thuê mặt bằng.
"Giữa cơn hoạn nạn, đôi khi chỉ cần thêm một chút tài chính từ việc được giảm tiền thuê nhà thôi cũng giúp cho doanh nghiệp vượt khó được", anh Tùng trải lòng.
Diệp Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét